ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THÔNG QUA “NGHIÊN CỨU BÀI HỌC” Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN

  • Nguyen Thi Thuy Hung Yen University of Technology and Education
  • Nguyen Huu Hop Hung Yen University of Technology and Education
  • Nguyen Thi Cuc Hung Yen University of Technology and Education
Keywords: Nghiên cứu bài học, chuyên môn, kỹ năng giảng dạy

Abstract

Nghiên cứu bài học là một mô hình phát triển giảng viên chuyên nghiệp đã và đang được áp dụng rộng rãi trong giảng dục tiểu học và trung học trên thế giới và ở Việt Nam. Bài viết này đánh giá kết quả việc triển khai áp dụng mô hình nghiên cứu bài học tại 04 khoa của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên: 1) Khoa Khoa học Cơ bản; 2) Khoa Lý luận Chính trị; 3) Khoa Kinh tế; 4) Khoa Công nghệ Hóa học & Môi trường. Tại mỗi khoa, chúng tôi tiến hành thành lập nhóm bao gồm giảng viên chuyên môn và 01 giảng viên từ khoa Sư phạm Kỹ thuật sẽ tiến hành nghiên cứu bài học theo 4 giai đoạn: 1) Tìm hiểu thực tế giảng dạy tại khoa chuyên môn; 2) Tiến hành nghiên cứu bài học; 3) Tiến hành giảng dạy và quan sát; 4) Phản ánh và chia sẻ kết quả. Để đánh giá lợi ích của hoạt động sinh hoạt chuyên môn thông qua mô hình “nghiên cứu bài học”, chúng tôi đã quan sát tất cả các bài học với sự hỗ trợ của camera, sử dụng phiếu tự đánh giá cho giảng viên và sử dụng phiếu phản hồi thu thập đánh giá của sinh viên khi tham gia các bài học được tổ chức sau hoạt động nghiên cứu bài học. Kết quả của nghiên cứu này giúp các tác giả nhận ra rằng việc sử dụng mô hình nghiên cứu bài học là cần thiết để phát triển kỹ năng giảng dạy cho giảng viên tại các trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật. Từ đó, nó thực sự là một mô hình hữu ích cho các giảng viên cộng tác phát triển chuyên môn, tạo ra môi trường văn hóa chia sẻ trong cộng đồng giảng viên với mục tiêu cuối cùng là phục vụ tốt nhất cho người học.

References

Hồ Thị Loan, Lê Thị Cẩm Mỹ, “Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học – một giải pháp nâng cao chất lượng dạy học theo chương trình giảng dục phổ thông mới ở trường trung học cơ sở”. Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr. 283-286, 2019.

Catherine Lewis, Does Lesson Study Have a Future in the United States? Nagoya Journalof Education and Human Development, No. 1, 2002.

Catherine Lewis*, What is the nature of knowledge development in lesson study?1, Educational Action Research, Vol. 17, No. 1, pp. 95–110, 2009, http://dx.doi.org/10.1080/09650790802667477.

Fer Coenders and Nellie Verhoef, “Lesson Study: professional development (PD) for beginning and experienced teachers”. Professional DeveloPment in eDucation, Vol. 45, no. 2, pp. 217 – 230, 2019.

Stigler, J. W., & Hiebert, J., Teaching gap: Best ideas from the world’s teachers for improving Education in the classroom. New York: Free Press, 1999.

Wasyl Cajkler*, Phil Wood, Julie Norton and David Pedder, “Lesson study as a vehicle for collaborative teacher learning in a secondary school”. Professional Development in Education, Vol. 40, No. 4, pp. 511–529, 2014.

Wai Ming Cheung and Wing Yee Wong, “Does Lesson Study work? A systematic review on the effects of Lesson Study and Learning Study on teachers and students”. International Journal for Lesson and Learning Studies, Vol. 3, Iss 2, pp. 137 – 149, 2014.

Published
2021-06-30
How to Cite
Nguyen Thi Thuy, Nguyen Huu Hop, & Nguyen Thi Cuc. (2021). ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THÔNG QUA “NGHIÊN CỨU BÀI HỌC” Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN. UTEHY Journal of Science and Technology, (30), 108-114. Retrieved from http://tapchi.utehy.edu.vn/index.php/jst/article/view/464